Đọc báo giùm bạn Cơ hội và thách thức từ chính sách thuế trong EVFTA

Phạm Thị Tú

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Để các doanh nghiệp tận dụng tốt ưu đãi từ chính sách cắt giảm thuế trong hiệp định EVFTA, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

Hướng dẫn xử lý tiền nộp thừa

Đối với các lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên minh châu âu và nhập khẩu từ Liên minh châu âu về Việt Nam đăng ký tờ khai hải quan từ ngày 1/8/2020 (ngày Hiệp định EVFTA có hiệu lực), nếu hồ sơ lô hàng thỏa mãn đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 111/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 do Chính phủ ban hành quy định về xuất xứ hàng hóa và Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020 – 2022, Thông tư do Bộ Tài chính, Bộ Công Thương ban hành, các Chi cục Hải quan có trách nhiệm xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp theo cam kết của Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM.

Theo chỉ đạo trên, đối với tờ khai đăng ký từ ngày 1/8/2020, doanh nghiệp sẽ được các Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan TPHCM hoàn lại tiền thuế nộp thừa theo quy định. Thủ tục hoàn thuế nộp thừa được thực hiện theo Khoản 64 và Khoản 65 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính (mẫu số 27/CVĐNHNT/TXNK).

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM để xem xét, chỉ đạo xử lý kịp thời.

Theo phân tích của Cục Hải quan TPHCM, trong Hiệp định EVFTA, Việt Nam cam kết trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết xóa bỏ 91,8% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu của Liên minh châu Âu sang Việt Nam.
Trong vòng 10 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ khoảng 98,3% số dòng thuế trong biểu thuế, chiếm 99,8% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam

Thách thức cần lưu ý
Theo Cục Hải quan TPHCM, với EVFTA, cơ hội mở ra rất lớn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ gặp phải không ít thách thức, bởi EU là thị trường “khó tính”, có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Các yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường... của EU rất khắt khe và không dễ đáp ứng. Vì vậy, dù có được hưởng lợi về thuế quan, hàng hóa của Việt Nam cũng phải hoàn thiện rất nhiều về chất lượng để có thể vượt qua được các rào cản này. Hàng xuất khẩu vào Liên minh châu Âu phải tuân thủ đúng quy tắc xuất xứ.

Điều kiện để được áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi. Theo đó, chứng từ chứng nhận xuất xứ theo Thông tư số 11/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương và Chứng từ vận tải (bản sao) thể hiện đích đến là các quốc gia thuộc lãnh thổ Liên minh châu âu; Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len;

Có tờ khai hải quan nhập khẩu từ lãnh thổ Liên minh châu Âu; Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len (bản sao và bản dịch tiếng Anh trong trường hợp ngôn ngữ trên tờ khai không phải là tiếng Anh);

Khai báo, tính thuế và nộp thuế theo mức thuế MFN (Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ).
Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu, nếu nộp đầy đủ hồ sơ, chứng từ cơ quan hải quan sẽ xử lý tiền thuế nộp thừa cho doanh nghiệp.

Đối với hàng hoá nhập khẩu, điều kiện áp dụng thuế nhập khẩu, hàng hóa thuộc nhóm 04.07 (trứng); nhóm 17.01 (đường); nhóm 24.01 (lá thuốc lá) và nhóm 25.01 (muối): áp dụng hạn ngạch thuế theo quy định của Bộ Công Thương;

Hàng hóa nhập khẩu từ EU vào Việt Nam phải được quy định cụ thể trong Biểu thuế. Dòng hàng có ký hiệu “*” là hàng hóa nhập khẩu từ EU không được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt EVFTA. Chẳng hạn, ôtô dạng CKD (8702.30.10);

Các lô hàng được nhập từ các quốc gia thành viên EU vào Việt Nam, đáp ứng điều kiện về quy tắc xuất xứ theo Hiệp định EVFTA (Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 của Bộ Công Thương).

Đặc biệt, từ hàng hoá từ Việt Nam xuất khẩu đến Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len và hàng hóa nhập khẩu từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len vào Việt Nam chỉ áp dụng thuế EVFTA theo Nghị định số 111/2020/NĐ-CP từ ngày 1/8/2020 đến hết ngày 31/12/2020.

Nguồn: Báo Hải quan
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top