Chia sẻ Kiểm Tra Hóa Đơn Thương Mại Trong Bộ Chứng Từ Thanh Toán LC

Trần Hậu Anh

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Kiểm Tra Hóa Đơn Thương Mại Trong Bộ Chứng Từ Thanh Toán LC

Trong bộ chứng từ thanh toán LC thường bao gồm: Hối phiếu, Hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ, Chứng thư giám định số lượng, chất lượng.

Hóa đơn thương mại là chứng từ vô cùng quan trọng vì chứng từ này thể hiện được giá hàng hóa và các thông số liên quan trực tiếp đến việc thanh toán quốc tế. Vì thế khi kiểm tra hóa đơn thương mại, bạn cần đặc biệt lưu ý.

Khi kiểm tra hóa đơn thương mại, bạn cần lưu ý các thông tin dưới đây:

1. Nếu LC yêu cầu “Invoice”, thì bất kỳ loại hóa đơn nào sau đây đều được chấp nhận:

- Commercial Invoice. - Customs Invoice. - Tax Invoice. - Final Invoice.

- Consular Invoice... Ngoại trừ: "Provisional" và "Proforma" là không được chấp nhận.

2. Nếu LC yêu cầu “Commercial Invoice” thì xuất trình “Invoice” được chấp nhận.

3. Invoice phải đáp ứng các tiêu chí:


- Thể hiện là đã được Ben. (hoặc Ben. 2) phát hành.

- Nếu Ben. thay đổi tên: Có thể phát hành theo tên mới và phải có ghi chú "trước đây gọi là...".

- Được lập đứng tên người yêu cầu mở LC.

- Được lập bằng loại tiền của LC; và

- Không nhất thiết phải được ký và không phải ghi ngày.

>>>> Xem nhiều: Học khai báo hải quan ở đâu tốt

4. Ngân hàng có thể chấp nhận một hoá đơn có số tiền vượt số tiền của LC, và quyết định trả tiền sẽ ràng buộc tất cả các bên, miễn là ngân hàng này đã không thanh toán hoặc chiết khấu số tiền vượt quá số tiền của LC.

kiem-tra-hoa-don-thuong-mai.jpg


5. Mô tả hàng hoá trên hoá đơn phải tương ứng với mô tả của LC.

6. Phải phản ánh hàng hóa nào thực sự đã được giao.


Ngoài ra, có thể ghi các dữ liệu bổ sung đối với hàng hóa, miễn là chúng không không mâu thuẫn với bản chất, chủng loại hoặc mặt hàng.

7. Hóa đơn phải thể hiện:

- Giá trị hàng hóa đã được giao.

- Đơn giá và loại tiền phải giống với LC. .

- Bất kỳ chiết khấu hay giảm giá nào theo yêu cầu của LC, hoặc có thể ghi giảm giá do ứng trước tiền mà LC không quy định.

8. Phải thể hiện điều kiện thương mại như LC quy định.

Ví dụ:


- CIF Singapore Incoterms©2010.

- CIF Singapore Incoterms.

- CIF Singapore.

9. Các phụ phí và chi phí liên quan đến lập chứng từ, cước phí, bảo hiểm... phải được gồm trong giá trị tương ứng với điều kiện thương mại.

10. Số lượng, trọng lượng và thể tích trên hóa đơn không được mâu thuẫn với thể hiện trên các chứng từ khác.

11. Hóa đơn không được:


- Giao hàng quá, nếu hàng hóa được tính là chiếc, bao, kiện… và tổng số tiền thanh toán không vượt quá số tiền của LC.

- Không được thể hiện hàng hoá mà LC không yêu cầu, kể cả có ghi là miễn phí (như hàng mẫu, vật liệu quảng cáo...).

12. Về số lượng hàng hóa:

- Không có dung sai về số lượng: (i) nếu LC quy định số lượng không được hơn hoặc kém; hoặc (ii) số lượng được tính bằng đơn vị đóng gói hoặc đơn vị riêng lẻ.

- Được phép dung sai 15%: Các trường hợp còn lại, nhưng số tiền đòi không được vượt quá số tiền LC...

- Nếu LC không quy định số lượng và giao hàng từng phần bị cấm, thì hóa đơn thể hiện số tiền đến 5% kém so với LC được xem là giao đủ số lượng.

- Nếu LC dùng các từ như about, approximately, circa... để nói về số lượng thì cho phép dung sai là 10%.

13. Nếu LC yêu cầu giao hàng định kỳ, thì mỗi lần giao hàng phải phù hợp với lịch đã định.

Hy vọng thông tin được chia sẻ tại Diễn đàn xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn đọc.

>>>> Xem thêm: Nên học xuất nhập khẩu online ở đâu
 

Thành viên trực tuyến

Top