Chia sẻ Vai trò của Operation trong doanh nghiệp

HRchannels

Member
Bài viết
207
Reaction score
0

1- Operation là gì?​

Operation là một từ tiếng Anh, có nghĩa là Vận hành hoạt động. Khi được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh thì operation được hiểu là tên của một bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. Bộ phận này có nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ phận operation giữ vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi vì bộ phận này chính là nơi tạo ra các kế hoạch, chiến lược và những định hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn. Hơn nữa việc triển khai các hoạt động kinh doanh chính là nguồn thu, nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp. Không có hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển được.
Bộ phận operation có trách nhiệm quản lý các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, để đảm bảo doanh nghiệp luôn hoạt động hiệu quả nhất. Bất kể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại hay cung cấp dịch vụ thì việc quan tâm đến các hoạt động của doanh nghiệp là điều bắt buộc phải thực hiện. Còn những hoạt động đó cụ thể ra sao thì phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp.

Những công việc mà bộ phận operation thực hiện được xem là chìa khóa quan trọng trong việc điều hành các doanh nghiệp. Điều này đảm bảo doanh nghiệp luôn được duy trì và không ngừng phát triển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể xác định và tối ưu hóa hiệu quả của các hoạt động bằng cách xem xét, đánh giá cách thức hoạt động của các quy trình hiện tại.

2- Nhiệm vụ của bộ phận operation​

Bởi vì giữ một vai trò khá quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên bộ phận operation thường đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng sau đây:
2.1- Lập kế hoạch kinh doanh
Bộ phận operation có trách nhiệm lập các kế hoạch kinh doanh hàng năm cũng như các kế hoạch kinh doanh trong ngắn, trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Các kế hoạch này phải đảm bảo phù hợp với các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

2.2- Tổ chức thực hiện các kế hoạch
Bên cạnh việc lập kế hoạch kinh doanh, bộ phận operation cũng đồng thời đảm nhận việc tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt. Đồng thời có nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch và tiến hành đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

2.3- Tổ chức hoạt động tiếp thị, tìm kiếm thị trường
Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận operation cần đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị cũng như tìm kiếm thị trường và phát triển sản phẩm mới. Các hoạt động này không chỉ đảm bảo hiệu quả kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp không ngừng mở rộng và phát triển.

2.4- Xây dựng các kế hoạch đào tạo cho nhân viên trong doanh nghiệp
Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần quan tâm đến việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Do đó, bộ phận operation cần đề xuất và xây dựng các kế hoạch đào tạo cho toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp,
Ngoài ra operation còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp trên. Nhìn chung, công việc của bộ phận operation khá nhiều nhưng hiệu quả và chất lượng công việc luôn được tối ưu.
 
Bài viết
287
Reaction score
3
 

Thành viên trực tuyến

Top