Chia sẻ 6 xu hướng xây dựng thương hiệu tuyển dụng 2021

HRchannels

Member
Bài viết
207
Reaction score
0
Việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng đang ngày càng trở nên quan trọng, không hề kém cạnh so với việc xây dựng thương hiệu kinh doanh. Trong năm 2021 này, những xu hướng xây dựng thương hiệu tuyển dụng nào được ưa chuộng nhất? Bạn có thể áp dụng xu hướng nào để đem lại hiệu quả cao? Hãy cùng tìm hiểu.

Thương hiệu tuyển dụng là gì?
Thương hiệu tuyển dụng (employer brand) được dùng để chỉ danh tiếng của một doanh nghiệp khi ở vị trí là một nhà tuyển dụng cũng như dùng để mô tả những giá trị mà nhà tuyển dụng này có thể đem đến cho nhân viên của họ. Hiểu đơn giản, thương hiệu tuyển dụng là cách doanh nghiệp khiến cho mình khác biệt so với những doanh nghiệp khác trên thị trường lao động, giúp họ có thể tuyển dụng và giữ chân được nhân tài. Thương hiệu tuyển dụng thường liên quan đến sự gắn kết, hiệu quả làm việc của nhân viên cũng như tầm nhìn, giá trị và văn hóa của doanh nghiệp.

>>> Thị trường việc làm tiếng Anh - Cơ hội và thách thức

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng (employer branding) là quá trình tạo dựng và duy trì thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng đang ngày càng trở nên quan trọng hơn khi nó liên quan đến việc tuyển dụng và giữ chân nhân tài – nguồn lực quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp trong một thị trường lao động đầy tính cạnh tranh. Một thương hiệu tuyển dụng mạnh sẽ giúp doanh nghiệp trở thành một nơi làm việc lý tưởng trong mắt ứng viên. Những doanh nghiệp sở hữu những nhân tài tốt nhất là những doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu tuyển dụng tuyệt vời nhất.

Nhà lãnh đạo cũng như toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp đều cần tham gia vào xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Đây không phải là nhiệm vụ của riêng bộ phận nhân sự.

business-4051773_640.jpg

6 xu hướng xây dựng thương hiệu tuyển dụng 2021
  1. Chú trọng vào mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
Trong quá trình tìm kiếm việc làm, khi nghiên cứu thông tin về doanh nghiệp, ngày càng nhiều ứng viên quan tâm đến yếu tố mục đích hoạt động. Do vậy, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu hoạt động rõ ràng và thuyết phục. Nhưng mục tiêu hoạt động như thế nào sẽ thu hút được ứng viên và giữ chân nhân sự? Có vẻ trong năm 2021, họ đề cao những doanh nghiệp hoạt động vì một thế giới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, không chỉ mục tiêu này, nhiều mục tiêu cũng như sứ mệnh hoạt động khác cũng có thể giúp doanh nghiệp trở nên ấn tượng trong mắt người tìm việc.

>>> Việc làm tiếng Trung lương cao - Top 13 ngành nghề tuyển dụng

Người tìm việc hiện nay không chỉ tìm kiếm việc làm vì mục đích cá nhân, họ chú trọng nhiều hơn đến những điều mà họ và doanh nghiệp (mà họ muốn làm việc cho) có thể làm cho cộng đồng và xã hội. Xây dựng mục đích hoạt động rõ ràng cũng là một trong những điều góp phần vào việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng.

  1. Kể những câu chuyện thật
Có thể nói, xây dựng thương hiệu tuyển dụng chính là kể chuyện. Tuy nhiên, bạn không thể kể những câu chuyện không có thật. Điều này sẽ chỉ khiến hình ảnh doanh nghiệp bạn trở nên xấu đi trong mắt ứng viên – kẻ dối trá. Năm 2021, ấn phẩm quảng bá hay những thông điệp được xây dựng kỹ lưỡng không còn mang lại hiệu quả. Ứng viên mong đợi những câu chuyện thật được kể bởi những con người thật. Họ đánh giá doanh nghiệp dựa trên những gì bạn chia sẻ trên mạng xã hội cũng như ngoài đời thực.

Ví dụ: doanh nghiệp bạn có thể sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để kể những câu chuyện thật về hoạt động thực tế tại doanh nghiệp. Cách kể chuyện cũng rất quan trọng. Không nên là những câu chuyện dài dòng và rườm rà. Hình ảnh và video có thể làm tăng độ hấp dẫn cho chúng. Qua những câu chuyện này, bạn có thể lồng ghép để kể về sứ mệnh hoạt động hay văn hóa doanh nghiệp, v.v… những gì mà ứng viên mong muốn được thấy.

  1. Áp dụng công nghệ vào xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Với sự phát triển của xã hội hiện nay, rất nhiều công nghệ được ứng dụng vào nhiều mặt của đời sống xã hội. Và tuyển dụng cũng không phải ngoại lệ. Nếu bạn biết cách sử dụng các phần mềm, công cụ một cách hợp lý, bạn có thể tìm kiếm được ứng viên có những tố chất mà bạn cần – không chỉ là khả năng – cả những yếu tố như nhân cách con người hay sự phù hợp về văn hóa làm việc.

>>> Danh sách việc làm tiếng Nhật N2, N3, N4, N5 lương cao

Doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ để đo lường và đánh giá các hoạt động xây dựng thương hiệu tuyển dụng, từ đó tìm ra được những biện pháp can thiệp phù hợp. Ngoài ra, công nghệ có thể giúp bạn có được một đội ngũ đại sứ thương hiệu tuyệt vời – đó chính là những nhân sự đang làm việc trong doanh nghiệp.

Các công nghệ như trí tuệ nhân tạo có thể đảm đương một số công việc của con người, giúp bộ phận nhân sự có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các khía cạnh quan trọng hơn như việc xây dựng các mối quan hệ hay khám phá các giá trị mới.

desktop-3820634_640.jpg

  1. Quan tâm tới nhu cầu cá nhân
Những ứng viên khác nhau cần những cách tiếp cận khác nhau do mỗi người thích ứng với một cách trao đổi thông tin khác biệt. Những ứng viên khác nhau có những khả năng cũng như nhu cầu cá nhân và mong muốn khác nhau. Do vậy, việc doanh nghiệp quan tâm hơn đến vấn đề cá nhân hóa cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Doanh nghiệp không thể chỉ áp dụng một phương pháp duy nhất với tất cả các ứng viên. Người tìm việc sẽ thấy rằng họ thực sự được doanh nghiệp quan tâm và coi trọng.

Đây cũng là một trong những điều góp phần giúp doanh nghiệp xây dựng một thương hiệu tuyển dụng mạnh hơn.
  1. Sử dụng các kênh truyền thông xã hội trả phí
Các phương tiện truyền thông xã hội hẳn không còn là điều gì xa lạ. Tuy nhiên, làm sao để sử dụng công cụ này một cách hiệu quả để kể câu chuyện của doanh nghiệp bạn với mọi người? Đối với việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng, các chiến lược truyền thông tự nhiên đã không còn thực sự hiệu quả. Với sự thay đổi trong cách truyền tải nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, để câu chuyện của bạn xuất hiện ưu tiên trên bảng tin của nhiều người hơn, bạn cần trả phí. Với một kế hoạch thông minh, bạn vẫn có thể tiếp cận được nhiều người nhất với mức chi phí bỏ ra là thấp nhất.

Dù doanh nghiệp bạn làm gì, một khoản phí hàng tháng cho việc truyền thông trên mạng xã hội là luôn luôn cần thiết.

  1. Tiếp cận dựa trên dữ liệu
Dữ liệu có mục đích gì? Dữ liệu giúp doanh nghiệp xây dựng nội dung thu hút, đánh giá ảnh hưởng thương hiệu tuyển dụng.

Từ những dữ liệu sẵn có hoặc thu thập được, doanh nghiệp có thể xác định được đối tượng ứng viên cần tiếp cận, kết nối và thúc đẩy họ ứng tuyển vào các vị trí doanh nghiệp đang tuyển dụng. Doanh nghiệp có thể biết được liệu thông điệp mình đang truyền tải có thực sự hiệu quả hay các hoạt động xây dựng thương hiệu có thực sự thành công.

Việc phân tích dữ liệu sẽ đưa ra cho doanh nghiệp góc nhìn chân thực và chính xác hơn.

>>> Top website đăng tin tuyển dụng miễn phí hiệu quả nhất

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com

Website: hrchannels.com

Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
 

Thành viên trực tuyến

Top