Chia sẻ Hàng hóa nguy hiểm là gì? Những lưu ý khi vận chuyển hàng nguy hiểm

ozfreight.com

Member
Bài viết
71
Reaction score
0
Trong nền kinh tế hội nhập ngày càng sôi động như hiện nay, thì vận chuyển hàng hóa rất phát triển. Có rất nhiều các đơn vị, công ty vận chuyển hàng hóa ra đời góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và mang lại vị thế cho ngành vận chuyển nước nhà.
Bài viết dưới đây hãy cùng thutucxuatnhapkhau.com tìm hiểu về hàng hóa nguy hiểm là gì? Và những điều cần lưu ý khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm để khách hàng có thể chủ động chọn được hình thức phù hợp với mình nhất.
1) Hàng hóa nguy hiểm là gì?
Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods – viết tắt là DG) là các mặt hàng có chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người, gây ô nhiễm môi trường, mất trật tự an toàn, an ninh quốc gia và gây nguy hiểm cho giao thông trong quá trình vận chuyển.
2)Danh sách các loại hàng hóa nguy hiểm
Hàng hóa nguy hiểm là gì? Những lưu ý khi vận chuyển hàng nguy hiểm

Theo quy định tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP của Chính phủ (quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, vận chuyển trên đường thuỷ nội địa), hàng hóa nguy hiểm được phân thành 9 nhóm:
“Điều 4. Phân loại hàng hóa nguy hiểm
  1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Khí.
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí độc hại.
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
Loại 4.
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5.
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
Loại 6.
Nhóm 6.1: Chất độc.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.”

3) Quy định vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển.
3.1 Đóng gói hàng nguy hiểm
Theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 60/2016/ NĐ-CP: về điều kiện đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường có quy định bảo quản, bao bì cho hàng nguy hiểm như sau:
– Bao bì có khả năng chống sự ăn mòn, không phản ứng hóa học với các chất chứa bên trong, không bị hoen gỉ; chống thấm, kín đáo và chắc chắn để tránh trường hợp rò rỉ hàng nguy hiểm ra môi trường khi vận chuyển trong điều kiện bình thường hoặc xảy ra sự cố.
– Nếu cá nhân hoặc tổ chức tự đóng gói hàng nguy hiểm, phải tiến hành thực nghiệm và kiểm tra chất lượng bao bì trước khi đưa vào sử dụng để hạn chế rơi lọt, rò rỉ chất độc hại khi chuyên chở bằng đường biển.
– Các loại bao bì, vật chứa sau khi dùng xong cần bảo quản riêng nhằm đáp ứng các quy định của nhà nước.
– Ngoài ra, bao bì phải phù hợp với hàng chứa bên trong và miễn nhiễm với các loại hóa chất hoặc tác động của hàng nguy hiểm.
3.2 Bảng phân tích thành phần lý hóa (MSSD)
Muốn vận chuyển hàng nguy hiểm cần phải có giấy tờ MSDS (Material Safety Data Sheet), một loại văn bản chứa các thông tin liên quan tới hàng hóa, bao gồm thuộc tính, thành phần hóa học của vật chất trong hàng vận chuyển.
3.3 Phiếu an toàn hóa chất
Phiếu bắt buộc cần có để vận chuyển hàng nguy hiểm, phiếu được cung cấp bởi nhà sản xuất hay đơn vị nhập khẩu, nó cũng gồm nhiều thông tin liên quan tới tính chất, thành phần cũng như những thông tin của hàng nguy hiểm.
3.4 Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Đơn vị vận chuyển hoặc chủ lô hàng cần có giấy tờ này để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Tùy theo mục đích sử dụng của hàng nguy hiểm cần phải xin cấp phép bởi các bộ ngành phù hợp, bộ ý tế, bộ tài nguyên môi trường, bộ nông nghiệp và triển nông thôn,…
4) Các lưu ý khi thông quan hàng nguy hiểm
Việc thông quan hàng nguy hiểm mất rất nhiều thời gian. Do vậy, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS)
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Mỗi loại hàng được sử dụng với mục đích khác nhau và do mỗi bộ, ngành khác nhau quản lý. Cụ thể như sau:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất bảo vệ thực vật.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.
Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9.
Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8.
Bộ Y tế cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quy định riêng đối với việc vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang (không phân biệt loại hàng).
Trên đây là bài viết về Hàng hóa nguy hiềm và những lưu ý khi vận chuyển hàng nguy hiểm. Nếu các bạn có thắc mắc hyax comment xuống phía dưới hoặc liên hệ tới hotline: 0972433318 để được Oz Việt Nam tư vấn chi tiết hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết.
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top