Chia sẻ Hun trùng hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Phạm Thanh Hiền

New member
Bài viết
2
Reaction score
0
– Hun trùng là biện pháp thường được sử dụng để loại bỏ các loại côn trùng có trong hàng hóa, container vận chuyển. Hun trùng có tác dụng làm sạch các khoang tầu, hàng có sử dụng bao bì, kệ bằng giấy hoặc gỗ hay các thùng bằng gỗ trở nên sạch, tránh bị ô nhiễm, … trong khi vận chuyển hàng hóa.

– Sử dụng thuốc hun trùng sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Do đó, việc hun trùng đối với một vài nước có quy định rất nghiêm ngặt (đặc biệt là Úc)

>>>>>> Xem thêm: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

Các quy định về việc hun trùng đối với hàng xuất khẩu (Fumigation)

Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước phải chịu rất nhiều quy định của hải quan ở cảng đến. Một trong những quy định đó là việc hun trùng hay khử trùng (fumigation) hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cho một số mặt hàng cụ thể.

Các mặt hàng về nông sản, có nguồn gốc từ gỗ, các sản phẩm chưa qua chế biến hoặc xử lý trước khi xuất khẩu

Vì sao phải kiểm dịch và hun trùng hàng hóa xuất khẩu
– Đối với các mặt hàng có nguồn gốc từ mây tre đan, nguồn gốc hữu cơ (như nông sản). Các mặt hàng này nếu không xử lý bằng hóa chất thì trong quá trình vận chuyển sẽ phát sinh mối, mọt, nấm mốc hoặc côn trùng gây hại môi trường.

– Các sản phẩm phục vụ công việc đóng hàng như: pallet gỗ, tấm gỗ đóng thùng cũng sẽ phát sinh mối mọt trong quá trình vận chuyển trên biển lâu ngày hoặc do việc lưu chứa chờ xuất hàng cũng sẽ bị mối mọt tất công.

– Thời gian vận chuyển trên biển kéo dài (từ 15 đến 45 ngày). Trong thời gian đó, hàng hóa chất xếp trong container đóng kín với nhiệt độ cao (trên 40 độ C) và môi trường ẩm thấp hơi nước tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc và côn trùng sinh sôi nảy nở.

– Quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt của hải quan ở cảng đến áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu, Mỹ, Canada và Úc. Các lô hàng nhập khẩu không tuân thủ quy định này sẽ phải đối mặt với mức phạt nặng nề. Người chịu phạt sẽ là các nhà xuất khẩu Việt Nam.

– Đặc biệt đối với các loại hàng nông sản, bột cám, phân bón, rất dễ có côn trùng do môi trường ẩm mốc. Rất nhiều trường hợp khi vận chuyển về Việt Nam mở cont hàng ra, hải quan Việt Nam phát hiện rất nhiều loại côn trùng lạ có trong các loại bột cám.

giay-chung-nhan-hun-trung-hang-hoa-xuat-nhap-khau.jpg


Tổng hợp các mặt hàng cần phải hun trùng

– Các mặt hàng có nguồn gốc hữu cơ như nông sản (cafe, tiêu, điều, …)
– Các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ (mây tre lá, thủ công mỹ nghệ, mặt hàng gỗ chưa qua xử lý bề mặt, …)
– Bao bì đóng gói có nguồn gốc từ gỗ như kiện gỗ, pallet gỗ, đóng gói hàng gốm sứ, máy móc, phụ tùng, …
– Một số mặt hàng khác mà bên nhập khẩu yêu cầu.

Quy trình hun trùng hàng hóa xuất khẩu

Hiện nay việc hun trùng được thực hiện rất đơn giản và không hề tốn nhiều thời gian. Ví dụ như với phương pháp đóng hàng rất phổ biến hiện nay là pallet gỗ, công ty hun trùng sẽ phun thuốc lên pallet gỗ và đóng dấu xác nhận, sau đó sẽ cấp chứng thư hun trùng.

Bộ chứng từ cần thiết để xin cấp chứng thư hun trùng

Hóa đơn thương mại: Commercial invoice
– Phiếu đóng gói: Packing list
– Vận đơn: Bill of lading

Thời gian cấp chứng thư hun trùng

Trong vòng 01 – 02 ngày kể từ khi phun thuốc và gửi đủ bộ chứng từ trên.

Trường hợp chứng thư hun trùng không được chấp nhận
– Có trường hợp hải quan Úc không chấp nhận chứng thư hun trùng của một số ít các nhà cung cấp dịch vụ hun trùng Việt Nam do chất lượng dịch vụ của các công ty này có vấn đề.

– Để tránh tình trạng này, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần tham khảo ý kiến của các công ty giao nhận vận tải, các nhà môi giới vận tải vì họ có các đại lý ở Úc để kiểm tra và xác thực thông tin.

– Khi xuất khẩu hàng hóa đi Úc, Mỹ cần phải chọn lựa các đơn vị cung cấp dịch vụ hun trùng uy tín và cẩn thận. Rủi ro bị từ chối làm thủ tục tại các nước này rất cao. Sẽ tốn kém nhiều chi phí cho việc xử lý.

Các hóa chất thường dùng để khử trùng
Hóa chất khử trùng Methyl Bromide (CH3Br)
Loại hoá chất này được sử dụng rất sớm cho việc khủ trùng hàng hóa, nó có khả năng khuếch tán và thẩm thấu tốt nên thường được sử dụng để khử trùng những lô hàng kích thước lớn, kho xưởng hay những hầm hàng có khối tích cả chục ngàn m3. Methyl Bromide (CH3Br) dùng để xử lý hàng nông sản khô, thủ công mỹ nghệ, hàng hóa làm bằng gỗ, các loại rau củ, hoa, trái cây tươi …

Phosphine (PH3)
Là chất thay thế Methyl Bromide hữu hiệu trong tương lai. Tuy nhiên khả năng thẩm thấu không triệt để, thời gian ủ thuốc kéo dài.

Hóa chất Aluminium Phosphide (AlP)
Đây là công thức ban đầu của thuốc khử trùng Phosphine (PH3) – loại hơi độc có tác dụng diệt trừ côn trùng. Khi được đưa vào không gian khử trùng thì AlP sẽ kết hợp với hơi ẩm trong không khí để giải phóng ra PH3, vì vậy thời gian khử trùng đối với loại thuốc này thường dài hơn so với Methyl Bromide.

Các loại nồng độ hóa chất khi hun trùng cần phải biết
Nguyên liệu đóng gói bằng gỗ (pallet, tấm nâng, vật chèn lót, tấm gỗ kê, hòm, thùng, các bảng đỡ, các đai và các đồ chèn khác) cần được khử trùng bằng Methyl Bromide. Việc xử lý này được ghi bằng chữ MB trong dấu tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn tối thiểu cho việc xử lý khử trùng bằng MB đối với nguyên liệu đóng gói bằng gỗ.Nhiệt độ tối thiểu khi thực hiện khử trùng không thấp hơn 100C.

Về liều lượng, có thể thấy một số nước quy định liều lượng MB như sau:

– Mỹ, Châu Âu, Canada: 50g/m3
– Hà Lan: thời gian ủ thuốc tối thiểu 24 giờ và Container rỗng cũng phải được thông thoáng làm sạch hơi thuốc cho tới khi đạt tới tiêu chuẩn của Hà Lan
– Taiwan: 80g/m3
– Nội Á: 48g/m3

Các nước sau đây bắt buộc hun trùng, bao gồm: Usa, South America, Canada, EU, Australia, India. Đặc biệt, Australia và New Zealand phải hun trùng theo tiêu chuẩn Afas là bắt buộc.
 

Thành viên trực tuyến

Top