Chia sẻ QUY TRÌNH HỢP QUY HÀNG VIỄN THÔNG NHẬP KHẨU

Lưu Nguyệt

New member
Bài viết
15
Reaction score
0
Tại sao cần hợp quy hàng viễn thông nhập khẩu?

Hàng viễn thông hay thiết bị viễn thông bao gồm phần cứng và phần mềm được dùng để thực hiện viễn thông. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, Mison Trans chỉ đề cập đến thiết bị viễn thông nào khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ cần làm hợp quy (công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy).

Theo Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, số 05/2007/QH12, ngày 21 tháng 11 năm 2007, quy định sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (còn được gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2), sản phẩm nhóm 2 sẽ cần thực hiện kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.

Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) được hiểu là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản và môi trường.

Chính vì vậy, việc làm hợp quy khi nhập khẩu nhằm mục đích xác định chất lượng thiết bị viễn thông đó có quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hay không? Quy chuẩn kỹ thuật này căn cứ theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006.

[IMG alt="Text

Description automatically generated"]https://lh3.googleusercontent.com/G...69IVF7Vof0opvMtlmQRgMSCX8uYYd0alqRdhMWI[/IMG]

Thiết bị viễn thông nào cần làm hợp quy khi nhập khẩu?

Ngày 14 tháng 05 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT, Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2). Trong đó chia làm hai danh mục:

1. Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy:

- Thiết bị đầu cuối viễn thông vô tuyến.

- Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên.

- Thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn.

Chi tiết danh mục tại đây.

2. Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy:

– Thiết bị công nghệ thông tin.

– Thiết bị phát thanh, truyền hình.

– Thiết bị đầu cuối thông tin vô tuyến.

– Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên.

Chi tiết danh mục tại đây.

Chứng nhận hợp quy cục viễn thông là gì?

Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Giấy chứng nhận này do Cơ quan có thẩm quyền (Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp dựa vào kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm của Cơ quan được cấp phép kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông có các trung tâm:

– Tại Hà Nội: Trụ sở Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn Thông

– Tại TPHCM: Chi nhánh Miền Nam - Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn Thông

– Tại Đà Nẵng: Chi nhánh Miền Trung - Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn Thông:


LwQ40DUO3-Pt-56hBIWcfUoJAb2LbMHnOMqCiB-tx5VvnhF9cyDho3iowjnlZgwRAwQVEdAoxw3S2Uxo69NPN2BzwR8SdDA-deZuwCne_eJjm0pc9-SYnxdLQ0fZwsjyOWazf_8


Các phương thức chứng nhận hợp quy viễn thông và nguyên tắc áp dụng của các phương thức ?

  1. Phương thức chứng nhận hợp quy:
Theo quy định mới tại thông tư 10/2020/BTTTT, việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo một trong ba phương thức sau đây được quy định tại Điều 5 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật:

- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.

- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

  1. Nguyên tắc áp dụng:
a) Phương thức 1: Áp dụng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong dây chuyền đã có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001 hoặc tương đương).

b) Phương thức 5: Áp dụng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong dây chuyền chưa có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001 hoặc tương đương) nhưng có quy trình sản xuất và giám sát đảm bảo chất lượng để đánh giá.

c) Phương thức 7: Áp dụng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa không áp dụng được theo Phương thức 1 hoặc Phương thức 5.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, chứng nhận hợp quy chỉ được thực hiện theo phương thức 1 và phương thức 7.

  1. Phương thức chứng nhận phải được ghi trên Giấy chứng nhận hợp quy và làm cơ sở cho việc xác định phạm vi của Giấy chứng nhận hợp quy, phương pháp giám sát đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa sau chứng nhận.
Hợp quy cần những hồ sơ gì ?

- Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy

- Bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (chỉ nộp khi chứng nhận lần đầu hoặc khi các giấy tờ có sự thay đổi):

+ Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư;

+ Đối với cá nhân: Chứng minh nhân dân/hộ chiếu.

- Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm đề nghị CNHQ (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; thể hiện đầy đủ các nội dung: tên, ký hiệu, các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất);

- Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2005 (áp dụng đối với phương thức 1);

- Kết quả đo kiểm;

- Thông báo cấp mẫu dấu Hợp quy

- Quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm (áp dụng đối với phương thức 5)

- Tài liệu liên quan đến lô sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy

[IMG alt="Text

Description automatically generated"]https://lh3.googleusercontent.com/W...i49nGXGXqFUEPSsITX7rwbcCCLqYYNv130uq7Cc[/IMG]

Quy trình đối với hợp quy của mặt hàng viễn thông:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng.

  • Thành phần hồ sơ:
    • Invoice
    • Packing list
    • Vận đơn
    • Hợp đồng thương mại
    • Catalogue của sản phẩm
    • Bản scan giấy phép kinh doanh
  • Thời gian: 3 – 4 ngày làm việc, nếu hồ sơ đây đủ Cục Viễn thông sẽ xác nhận lại trên Giấy đăng kí kiểm tra chất lượng. Khi có giấy đăng kí kiểm tra chất lượng sẽ có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu ở cửa khẩu cho lô hàng.
Bước 2: Làm thủ tục thông quan.
  • Tiến hành làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu. Hồ sơ bao gồm:
    • Các hồ sơ nhập khẩu như các hàng hóa thông thường khác.
    • Giấy xác nhận Đăng kí kiểm tra chất lượng do Cục Viễn Thông cấp.
  • Sau khi làm xong thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể mang hàng về kho tuy nhiên vẫn chưa được sử dụng hoặc kinh doanh cho đến khi công bố hợp quy.
Bước 3: Đăng kí chứng nhận hợp quy: chỉ áp dụng cho lô hàng được sản xuất bằng dây chuyền chưa có chứng chỉ ISO 9001:2005 (phương thức 7).
  • Thành phầm hồ sơ:
    • Hồ sơ như thủ tục Đăng ký kiểm tra chất lượng
    • Hợp đồng thuê kho (nếu kho lưu trữ hàng hóa khác địa chỉ kinh doanh);
    • Các biểu mẫu theo quy định.
  • Thời gian: 5-7 ngày làm việc
Bước 4: Tiến hành niêm phong mẫu (chỉ áp dụng phương thức 7).

Tại địa điểm lưu kho, bảo quản hàng hóa:

- Doanh nghiệp nhập khẩu cần:

+ Bố trí người có thẩm quyền ký tên, đóng dấu các biên bản để làm việc với đoàn của Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn Thông.

+ Chuẩn bị các sản phẩm trong lô hàng để Trung tâm đánh giá và lấy mẫu

+ Lập danh sách số Serial của các sản phẩm trong lô hàng cần CNHQ (file mềm và file đã ký đóng dấu).

  • Cán bộ của tổ chức chứng nhận lấy mẫu ngẫu nhiên và niêm phong mẫu.
  • Số lượng niêm phong:
    • Từ 2-26 mẫu (niêm phong 2 mẫu)
    • Từ 26-51 mẫu (lấy ngẫu nhiên 8 mẫu niêm phong 2 mẫu)
    • Từ >51 mẫu (lấy ngẫu nhiên 13 mẫu niêm phong 2 mẫu)
Bước 5: Thử nghiệm mẫu

  • Mang mẫu thông thường tự chọn (đối với phướng thức 1) hoặc Mẫu đã được niêm phong bởi Tổ chức chứng nhận hợp quy đến Trung tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3 (Quatest 3) hoặc các cơ quan khác đã được chỉ định để thử nghiệm mẫu.
  • Quatest 3 sẽ phát hành giấy đề nghị thanh toán phí thử nghiệm, Doanh nghiệp có thể thanh toán tiền mặt hoạc chuyển khoản phí theo thông báo.
  • Sau 10 đến 15 ngày làm việc, Quatest 3 sẽ trả phiếu kết quả thử nghiệm về doanh nghiệp.
[IMG alt="Text

Description automatically generated"]https://lh4.googleusercontent.com/g...0516loO_3IsIJn0xI2rxHrwDYonvd__86GpOl9A[/IMG]

Bước 6: Chứng nhận hợp quy:
  • Thành phần hồ sơ:
    • Đơn đăng ký chứng nhận hợp quy
    • Catalogue,
    • Kết quả thử nghiệm (công chứng)
    • Giấy phép kinh doanh (công chứng)
    • Thông báo cấp dấu hợp quy của Cục Viễn Thông.
    • Giấy chứng nhận ISO 9001 của Nhà sản xuất (áp dụng cho phương thức 1).
    • Các biểu mẫu theo quy định
[IMG alt="A picture containing text

Description automatically generated"]https://lh3.googleusercontent.com/F...CAud4nK9Bjnf4RVfFqyv3lZKOpXLE2-0n99rJVc[/IMG]

  • Nộp hồ sơ lên Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn Thông. Sau 5 ngày làm việc, Cơ quan sẽ ra thông báo phí tiếp nhận, xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận Hợp quy. Doanh nghiệm sau khi thành toán hồ sơ sẽ được chuyển đến bộ phận xem xét và kiểm tra hồ sơ tại Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn Thông.
  • Sau khi Doanh nghiệp đã thanh toán theo thông báo phí, từ 10 đến 15 ngày làm việc Trung tâm 2 sẽ ra chứng nhận hợp quy cho mặt hàng.
- Lưu ý:

* Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 sẽ có giá trị trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp trên chứng nhận.

* Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có hiệu lực cho lô hàng nhập khẩu đang tiến hành hợp quy (lô hàng nhập khẩu tiếp theo sẽ phải làm thủ tục chứng nhận hợp quy lại từ đầu).

QILvBFztXKqzI88Evjy0qWHkMkx6c5hqhh9TAX-KUes4zW1SVv81O4PCkHukcNM_x4_tw7oCnPOUBTF9JNo0N-VluV5jPf3k6XPzdG32tTibfKMG-DWj01_wP9Davzwj0YUtIsQ


Bước 7: Công bố hợp quy:
  • Thành phần hồ sơ:
    • Phiếu tiếp nhận đơn đăng ký
    • Catalogue sản phẩm
    • Giấy chứng nhận hợp quy (sản phẩm phụ lục 1)
    • Bản tự đánh giá sự phù hợp
    • Mẫu dấu hợp quy khi thực hiện
    • Công bố hợp quy lần đầu hoặc khi, mẫu dấu hợp quy có sự thay đổi.
    • Các biểu mẫu theo quy định.
  • Thời gian: 1-2 ngày làm việc.
Sự khác biệt trong quy trình hợp quy viễn thông với sản phẩm được sản xuất bằng dây chuyền đã có chứng chỉ ISO 9001 và không có chứng chỉ ISO 9001:

STTChỉ tiêu so sánhCó ISO 9001Không có ISO 9001
1Hồ sơ Đơn đăng ký chứng nhận hợp quy, Catalogue, Kết quả thử nghiệm (công chứng), giấy phép kinh doanh (công chứng), giấy chứng nhận cấp dấu hợp quy, ISO 9001.Đơn đăng ký chứng nhận hợp quy, Catalogue, Kết quả thử nghiệm (công chứng), giấy phép kinh doanh (công chứng), giấy chứng nhận cấp dấu hợp quy.
2Hiệu lực3 năm kể từ ngày cấp chứng nhận hợp quy (nếu Quy chuẩn thử nghiệm không thay đổi)Chỉ có hiệu lực cho từng lô
3Chi phíChỉ mất phí thử nghiệm và xin chứng nhận hợp quy cho lần đầu nhập khẩu model trong suốt 3 năm.Mỗi lần nhập về đều mất phí thử nghiệm và xin chứng nhận hợp quy. Sẽ mất phí đánh giá lô hàng và lấy mẫu do Cục viễn thông thu.
4Thời điểm chứng nhận hợp quyCó thể tiến hành trước khi nhập khẩu hoặc khi làm thủ tục trong mặt hàng trong lần nhập đầu tiên.Chứng nhận hợp quy cho mặt hàng không có ISO được thực hiện trước khi nhập khẩu sẽ không được chấp nhận.

Biểu phí thử nghiệm mẫu cho thiết bị Viễn thông (tham khảo):

STTĐặc tính hàng hóaQCVNChi Phí (Chưa bao gồm 10% VAT)Đơn vị tính
12GQCVN 12:20157,000,000vnđ/model
QCVN 86:20196,000,000vnđ/model
23GQCVN 15:20157,000,000vnđ/model
QCVN 86:20196,000,000vnđ/model
34GQCVN 117:20189,000,000vnđ/model
QCVN 86:20196,000,000vnđ/model
45GQCVN 47:20154,500,000vnđ/model
QCVN 18:20145,000,000vnđ/model
5Wifi 2.4 GHZQCVN 54:20112,500,000vnđ/model
QCVN 47:20152,500,000vnđ/model
QCVN 112:20175,000,000vnđ/model
6Wifi 5.0 GHZQCVN 65:20132,500,000vnđ/model
QCVN 112:20175,000,000vnđ/model

Biểu phí chứng nhận hợp quy thiết bị Viễn thông do Trung tâm kiểm định và chứng nhận 2 thuộc cục Viễn thông thu: (tham khảo)

STT​
Loại phíChi phí (chưa bao gồm 10% VAT)Đơn vịGhi chú
1​
Phí tiếp nhận hồ sơ, xem xét đặc tính áp dụng1,600,000vnđ/model
2​
Phí xem xét phương thức áp dụng600,000vnđ/set
3​
Phí đánh giá lô hàng và lấy mẫu8,250,000vnđ/set- Chỉ phát sinh khi mặt hàng không có ISO 9001.
- Chi phí có thể thay đổi phụ thuộc vào số lượng cái/bộ của mỗi model.
4​
Phí đánh giá:
Quy chuẩn thứ 11,200,000vnđ/quy chuẩn/ model
Quy chuẩn thứ 2750,000vnđ/quy chuẩn/ model
5​
Phí cấp chứng nhận400,000vnđ/model

Một số lưu ý khác:

- Các thiết bị có 2G, 3G, 4G nếu có Pin có khả năng sẽ cần thử nghiệm thêm QCVN 101:2016/BTTTT.

- Chứng nhận hợp quy đối với thiết bị viễn thông đã có ISO 9001 sẽ có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp tuy nhiên nếu có quy định mới về việc thay đổi quy chuẩn thử nghiệm đối với thiết bị, thiết bị vẫn cần thử nghiệm mẫu và hợp quy theo quy chuẩn mới.

- Theo thông tư số 35/2020/TT-BTTTT ngày 06/11/2020, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2021 QCVN 54:2020/BTTTT sẽ thay thế QCVN 54:2011/BTTTT. Do đó sau ngày 01/07/2021 tất cả các sản phẩm đã thử nghiệm và chứng nhận hợp quy theo QCVN 54:2011/BTTTT sẽ phải test thử nghiệm và chứng nhận hợp quy lại theo QCVN 54:2020/BTTTT.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ đo kiểm chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông

-------- ? --------
MISON TRANS
DỊCH VỤ HẢI QUAN - VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ

? Trụ sở chính: 200 QL13 Cũ, P.Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP.HCM
? Văn phòng: 104 Đường số 1, Phường 4, Quận Gò Vấp, TPHCM
☎️ 1900636348 - (028)73036348 – (028)62941726 – (028)35880306
? 0901.467.338 – 0934.054.338
? st1@misontrans.com
? https://misontrans.com/
 

Thành viên trực tuyến

Top