Thuế các nước sẽ giảm thế nào khi CPTPP có hiệu lực từ giữa tháng 1/2019?

Trang Vũ

Member
Bài viết
21
Reaction score
27
Nhiều mặt hàng của Việt Nam trong danh sách hưởng lợi khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Theo báo cáo đánh giá tổng quan về khía cạnh tài chính cho thấy, 11 quốc gia thành viên CPTPP với 499 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hơn 10.000 tỷ USD, chiếm trên 13% toàn cầu. 10 nước CPTPP chiếm 15,84% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. CPTPP cũng là hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên của Việt Nam với Peru, Canada và Mexico, trong đó Canada, Mexico là các nền kinh tế lớn thứ 11 và 14 trên thế giới.

Đối với các cam kết cắt giảm thuế quan, theo ông Hà Duy Tùng, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính), trong các quốc gia thành viên thì Singapore là nước cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với tất cả các mặt hàng ngay sau khi thực hiện CPTPP. Riêng với Nhật Bản (nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới) và Chile, cam kết cắt giảm thuế quan cao hơn rất nhiều so với các FTA song phương đã có với Việt Nam. Tính chung, 100% biểu thuế của các thành viên CPTPP sẽ được đưa về 0% theo lộ trình. Với các nước phát triển, lộ trình này là 7 năm; nhưng Việt Nam được ưu tiên kéo dài hơn, khoảng 10 năm, để phù hợp với điều kiện phát triển.

Với CPTPP, toàn bộ hàng công nghiệp sẽ đưa thuế nhập khẩu hàng Việt Nam về 0%, thậm chí có nước dành cho Việt Nam trên 90% mặt hàng thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực (như Canada, Nhật Bản). Các mặt hàng hải sản như tôm, cá ngừ đại dương, hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện tử, cao su… của Việt Nam cũng nằm trong danh sách được hưởng lợi ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, hoặc sau 3 - 5 năm.

Về phía Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế, trong đó 65,8% số dòng thuế sẽ về 0% ngay khi CPTPP có hiệu lực; 85,5% về 0% vào năm thứ 4; 97,8% về 0% vào năm thứ 11; các mặt hàng còn lại (được xem là nhạy cảm) cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu với lịch trình tối đa vào năm thứ 16, hoặc theo hạn ngạch thuế quan.

Cụ thể, ở nhóm hàng công nghiệp như ô tô, sẽ bỏ thuế vào năm thứ 13 với các loại ô tô mới và về mức 0% sau 16 năm; sắt, thép, xăng dầu chủ yếu xóa bỏ vào năm thứ 11; nhựa và các sản phẩm từ nhựa xóa bỏ vào năm thứ 4; dệt may và giày dép xóa bỏ ngay khi CPTPP có hiệu lực...

Ở nhóm các mặt hàng nông nghiệp và thủy sản, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế vào năm thứ 11 đối với thịt gà; với thịt heo tươi vào năm thứ 10 và thịt đông lạnh vào năm thứ 8; gạo xóa bỏ ngay khi CPTPP có hiệu lực; bắp xóa bỏ vào năm thứ 5; thực phẩm chế biến từ thịt xóa bỏ từ năm thứ 8 đến năm thứ 11; chế biến thủy sản vào năm thứ 5…
 
Bài viết
1
Reaction score
0
Đợi CPTPP được áp dụng là một chuyện, rồi còn đợi mặt hàng đó giảm thêm mấy năm đến mười mấy năm thì thôi rồi, chẳng biết đến khi đó công ty mình có cần nhập khẩu mặt hàng đó không nữa. Nói chung là đợi mỏi mòn luôn.
 

Thành viên trực tuyến

Top