Chia sẻ Vận đơn đã bốc hàng lên tàu và Vận đơn nhận hàng để xếp khác nhau như thế nào?

Phạm Quang Anh

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Vận đơn là chứng từ xuất nhập khẩu bắt buộc trong vận tải quốc tế. Khi căn cứ theo yếu tố hàng đã được xếp lên phương tiện vận chuyển hay chưa, người ta chia vận đơn thành 2 loại: Vận đơn đã bốc hàng lên tàu và vận đơn nhận hàng để xếp.

Vậy làm sao để phân biệt vận đơn đã bốc hàng lên tàu và vận đơn nhận hàng để xếp? Ở bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung này.

1.Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (“On board” bill of lading)

Vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L): là loại vận đơn được cấp sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu. Trên B/L thường thể hiện:

“Shipped On Board”

“On Board”

“Shipped”

Như vậy, loại vận đơn này có giá trị chứng cứ rất lớn- chứng tỏ hàng hóa đã được xếp lên tàu và người bán đã hoàn thành trách nhiệm giao hàng cho người mua theo hợp đồng mua bán, đặc biệt khi mua bán theo các điều kiện FOB, CIF, CFR (incoterms 2010)

2.Vận đơn nhận hàng để xếp Received for shipment bill of lading

Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): là loại vận đơn được phát hành sau khi người chuyên chở nhận hàng, cam kết sẽ xếp hàng và vận chuyển hàng hóa bằng con tàu ghi trên B/L

Thường được phát hành:

- Hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở nhưng tàu chưa đến hoặc tàu đã đến nhưng chưa đủ điều kiện để xếp hàng

- Việc bán hàng thông qua nhiều người trung gian: người gom hàng, người giao nhận

- Giao hàng từ kho đến kho

Loại vận đơn này có thể bị ngân hàng từ chối thanh toán, trừ khi thư tín dụng L/C quy định cho phép. Khi hàng đã thực tế được xếp lên tàu, có thể đóng dấu hoặc ghi thêm chữ „đã xếp‟ đễ biến thành vận đơn đã xép hàng. Vận đơn nhận để xếp cũng có thể thanh toán được nếu hợp đồng mua bán và L/C quy định rõ vấn đề này.

Hy vọng thông tin được chia sẻ tại Diễn đàn xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn đọc.

>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt?
 

Thành viên trực tuyến

Top