Giải đáp Các thông số trên container mà bạn cần biết

Lê Anh Dương

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Untitled.png


(1) Phần đầu số cont gồm 10 ký tự: 4 chữ và 6 số [TEMU 932949]

4 kí tự đầu:
☑️
TEM là mã của chủ sở hữu container (không nhất thiết phải là hãng tàu)
☑️
U_freight containers. Ngoài ra có một số ký tự khác: J_detachable freight container related equipment; R_reefer (refridgerated) containers; Z_trailers and chassis

6 số tiếp theo: số cho ngẫu nhiên bởi chủ của container.

(2) Số kiểm tra, số này được tính bởi lấy tổng các số quy đổi từ 10 số trước rồi đem chia cho 11, số dư chính là số kiểm tra [8]

(3) Dãy 4 ký tự được chia làm 3 phần nhỏ [45R1]

Ký tự đầu: chiều dài của container: 2 = dài 20 feet, 4 = dài 40 feet, L = dài 45 feet, M = dài 48 feet (1 feet xấp xỉ 30cm)

Ký tự thứ hai: chiều cao của container: 0 = 8 feet (8’0”), 2 = 8 feet 6 inches (8’6”), 5 = 9 feet 6 inches (9’6”)

Hai ký tự cuối: loại container (cont thường, cont lạnh, cont quá khổ …), những loại thường gặp:

G (General): Container thường không có hệ thống để ổn định nhiệt.
G0 (container mở một đầu hoặc hai đầu nghĩa là có cửa một đầu hoặc hai đầu); G1 (container thường, có lỗ thông gió phía trên), GP là thể hiện chung cho G0 và G1.

R (Refrigerate): Container lạnh, thường gặp R0 container chỉ làm lạnh (chỉ giảm nhiệt độ); R1 container có khả năng vừa tăng và giảm nhiệt độ tùy ý (sử dụng máy phát điều hòa).

U (Open top): Cont mở mái (khác container mà bị người ta cắt nóc từ cont 20’ và 40’ GP, nhìn thì giống nhưng thông số kỹ thuật khác nhau). Thường gặp UT or U1 (VD: 22UT, 22U1, 42UT,42U1) (nghĩa là container open top).

T ( Tank container): cont bồn (thường thấy ở VN là container bồn 20’). Có rất nhiều loại mỗi loại sẽ ứng với các mức độ chịu sức ép khác nhau từ T0 đến T8. Được chia làm 3 nhóm chính từ T0 đến T2 thuộc nhóm TN (T: Tank; N: Nondangerous liquids), từ T3 đến T6 thuộc nhóm TD (T: Tank; N: Dangerous liquids), T7 và T8 thuộc nhóm TG (T: Tank; G:Gases).

Loại thường gặp là T6 (ý nghĩa là chịu được sức ép 600kPa (1kPa = 1000 N/m2)). Việc hiểu rõ về các loại tank là cần thiết để biết khi hãng tàu cấp container đóng hàng phù hợp với hóa chất của quý công ty, nếu việc cấp container sai dẫn tới container bị rò rĩ, nổ, vỡ thì hoàn toàn là lỗi của người cấp container. Đây là điểm lưu ý quan trọng trong việc vận chuyển hàng bằng container bồn.

P (Platfrom container): Container phản, nghĩa là container chỉ có sàn container. Đối với loại này điển hình nhất là container flat rack (hai tấm chắn ở đầu container và cuối container chỉ có chức năng cho việc xếp dỡ container lên tàu, xuống tàu, lên phương tiện, xuống phương tiện). Loại thường gặp là P3 or PC (nghĩa là container flat rack có hai tấm chắn hai đầu).

Xem thêm: Nên học xuất nhập khẩu online ở đâu

Một số ví dụ như hình dưới đây:
container-.jpg

Hình (1):
Chủ sở hữu là SEG (SE Global Container Lines), U nghĩa là container dùng trong vận chuyển đường biển (freight containers), số kiểm tra là số 4 (sử dụng phần mềm để kiểm tra)
22G1: 2 = Cont 20’, 2 = cao 8’6” = 2.6m, G1 = loại container thường có van thông gió ở hai bên hông container.

Hình (2):
Chủ sở hữu container là PCV, công khai thác trong vận tải đường biển, số kiểm tra là số 3
22T6: container 20’, cao 8’6” (tức là 2.6m), T6 = loại container bồn (Tank) vỏ container chịu được sức ép là 600kPa (600,000 N/m2).

Hình (3):
Chủ sở hữu container là TEM (Textainer), container sử dụng trong vận chuyển đường biển, số kiểm tra là số 8.
45R1: Container 40’ cao, cao 9’6” (tức là2.9m), R1 = container lạnh sử dụng điều hòa để ổn định nhiệt.

Hình (4):
Mã chủ sở hữu là AMF, container được sử dụng trong vận chuyển đường biển, số kiểm tra là số 2.
42P3: Container 40’ thường, cao 8’6” (tức là 2.6m), P3 là container flat rack có hai vách chắn hai đầu container.

Nguồn: Advantage Logistics
 

Đính kèm

  • 1605087626986.png
    1605087626986.png
    866.2 KB · Lượt xem: 185

Thành viên trực tuyến

Top