KTSTQ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT

Ngân xnk

New member
Bài viết
1
Reaction score
1
KTSTQ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT
KTSTQ luôn là vấn đề nóng và đau đầu nhất đối với dân XNK tụi mình. Tuy nhiên không phải đoàn KTSTQ nào cũng có quan điểm xử lý hồ sơ của DN như nhau.
Mình muốn hỏi nhờ các bạn đã kết thúc KTSTQ cho DNCX : nếu có lượng chênh lệch tồn kho thực tế ít hơn so với Báo cáo quyết toán (trước đây là báo cáo thanh khoản), thì có bị ấn định THUẾ NHẬP KHẨU cho phần NPL chênh lệch nhưng có nguồn gốc MUA TRONG NƯỚC hay không? Mình nói rõ hơn một chút là :
1. MÌNH HỎI GIÚP 1 NGƯỜI BẠN
2. DNCX mua NPL từ 2 nguồn: Nhập khẩu và trong nước, mở TKNK và thuộc diện không chịu thuế VAT + thuế NK. Tuy nhiên, có quan điểm rằng bản chất hàng hóa mua bán trong nước là không có thuế NK. Vậy dù có chênh lệch thì chỉ ấn định thuế VAT, chứ không thể ấn định thuế NK cho NPL có nguồn gốc 100% mua trong nước??? Ngoài ra, có nơi bị ấn định thuế, có nơi không cho trường hợp này. Vậy DNCX nên làm thế nào để tuân thủ pháp luật nhưng không mất tiền oan do chưa hiểu rõ bản chất việc ấn định thuế đúng hay sai?
Rất mong nhận được sự tư vấn, chia sẻ của các bạn để nếu có thể, DNCX sẽ giảm được một khoản tiền đáng kể nếu đúng là VIỆC ẤN ĐỊNH THUẾ NK CHO NPL MUA TRONG NƯỚC LÀ SAI. Hoặc nếu việc đó là đúng, chúng ta cần làm tốt hơn để KHÔNG BỊ ẤN ĐỊNH THUẾ sau khi KTSTQ.
 

Trương Mỹ Hoa

New member
Bài viết
3
Reaction score
0
Nvl mua trong nước chênh lệch âm nếu bị ấn định thuế có 2 trường hợp: người bán xuất kd nghĩa là họ sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc có nk nhưng k có thuế nk hoặc k xin hoàn thuế nk, khi đó giá bán đã có thuế nk rồi (nằm trong giá thành sx) thì k ấn định thuế nk vì thuế nk là thuế thu 1 lần.
Còn nếu người bán xsxxk nghĩa là họ muốn hoàn thuế nk nvl đầu vào thì dn đành chịu ấn định thuế. Để giảm rủi ro thì nhờ người bán cung cấp C/O form D có hiệu lực trong 1 năm đó. Hq thường tính từ tk gần nhất trở đi nên CO có thể giúp thuế nk ấn định còn 0%. Có 1 vấn đề mình thắc mắc thêm nếu ấn định thuế nk cho nvl nội địa trường hợp 2 thì theo lý chỉ thu thuế trên giá trị hàm lượng nvl nhập khẩu của người bán mới logic chứ nhỉ. học kế toán thực hành
Vd người bán nk nvl A về + các nvl khác mua trong nước + nhân công= sp B xsxk cho người mua làm nvl sx thì lỡ người mua chịu ấn định thuế nk thì thuế nk tính trên % của A chứa trong B mới hợp lí.
 
Sửa lần cuối:

Phú XNK

New member
Bài viết
2
Reaction score
0
Căn cứ khoản 1 điều 74 tt38 thì:
1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất (sau đây viết tắt là DNCX) phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan...
Vì vậy các NPL mua nội địa phải làm TTHQ. Tuy nhiên, khoản 2 điều 74 tt38 lại nói:
2. Hàng hóa DNCX mua từ nội địa hoặc nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu theo quy định khi trao đổi, mua bán trong nội địa không phải làm thủ tục hải quan. --> tức là DN nội địa đã nộp tất cả các thuế liên quan và/ hoặc đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu theo quy định thì DNCX ko phải làm thủ tục HQ.
Lại tuy nhiên, nếu ko làm TTHQ thì lại vướng về XNK tại chỗ (tờ khai đối ứng) theo khoản 3 điều 75:
3. Đối với hàng hóa mua, bán giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa:
DNCX, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng quy định tại Điều 86 Thông tư này.
Vì vậy, giờ nghiên cứu sang DN nội địa để suy luận:
Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 9, Khoản 1 quy định về thuế suất 0% như sau:
1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, Bán hàng vào trong khu chế xuất thì được áp dụng mức thuế suất là 0%. Tuy nhiên để được áp dụng mức thuế suất 0% doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất phải đảm bảo một số điều kiện nhất định.
Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 9, Khoản 2 quy định về điều kiện hưởng thuế suất 0% như sau:
“a) Đối với hàng hoá xuất khẩu:
– Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu;
– Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
– Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.”
Mà bây giờ DNCX ko có tờ khai HQ mà bị lệch NPL âm thì tức là có 1 lượng NPL từ nội địa đưa vào (có thể từ nước ngoài nếu...xách tay) vì vậy DNCX xuất trình hóa đơn VAT 10% (cái hóa đơn mà DN nội địa xuất cho DNCX á) là ok.
Còn NPL dương thì tức là DNCX còn dư NPL trong kho cty, nếu HQ xuống kiểm tra mà ko còn trong kho DNCX thì...suy ra DNCX đã tuồn hàng ra bán nội địa mà ko đóng thuế và vi phạm chính sách HQ --> truy thu, phạt, thậm chí khởi tố
 

Tuân Logistics

New member
Bài viết
13
Reaction score
1
Hình như bạn hiểu sai vấn đề rồi, kết quả ktstq nếu NPL trong kho thực tế thấp hơn trên hệ thống ecus thì có thể hiểu rằng doanh nghiệp đó đã làm thất thoát ( nặng hơn là bán NPl ra nội địa) tức là dùng sai mục đích của NPL nhập miễn thuế. Việc hải quan ấn định thuế là ấn định trên NPL thất thoát này chứ ko phải ấn định trên nguồn mua VN.
Vd: bạn nhập 10 tấn npl đc miễn thuế. Nhưng doanh nghiệp chi sử dụng 7 tấn, còn 3 tấn bán ra thị trường vn( thuộc đối tượng chịu thuế) nên doanh nghiệp bị ấn định thuế cho 3 tấn thất thoát này nếu doanh nghiệp ko giải trình đc.
Đây là ý kiến của mình.
 

Thành viên trực tuyến

Top