Tiêu chí lựa chọn quy tắc Incoterms 2010

hà lê

New member
Bài viết
2
Reaction score
1
Incoterms có các quy tắc để giải thích các điều kiện thương mại, lựa chọn các quy tắc nào trong từng trường hợp cụ thể cần xem xét đến các yếu tố sau: khóa học quản trị hành chính nhân sự

1.Phương thức vận tải sử dụng để chuyên chở hàng hóa
  • Nếu phương thức vận tải sử dụng để chuyên chở hàng hóa là đường biển hay thủy nội địa, đương nhiên thích hợp nhất là sử dụng FAS, FOB, CFR, CIF
  • Khi hàng hóa được vận chuyển bằng những phương thức vận tải không phải đường biển hay đường thủy nội địa mà là vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không hay vận tải đa phương thức, cần lựa chọn EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP hay DDP
các nhóm incoterms 1.jpg

Các nhóm và các quy tắc trong Incoterms 2010
2. Điểm giao hàng cụ thể

  • Nếu điểm giao hàng tại cơ sở của người bán, sử dụng EXW hoặc FCA là phù hợp. Khi người bán muốn giao hàng tại điểm xuất phát nằm ngoài cơ sở của mình, nên sử dụng FCA, CPT hoặc CIP. Nhìn chung khi người bán giao hàng tại nơi đến nói chung ( có thê là cảng đến, hoặc không tại cơ sở của người mua) bắt buộc phải sử dụng nhóm D
  • Trong vận tải đường biển hay đường thủy nội địa, nếu giao hàng trên cầu cảng hoặc trên xà lan ngay sát mạn tàu tại cảng bốc hàng, duy nhất thích hợp là FAS. Nếu điểm giao hàng nằm trên tàu tại cảng bốc hàng có thể lựa chọn FOB, CFR hoặc CIF nguyên lý kế toán
3. Phân chia rủi ro và chi phí giữa người bán và người mua
  • Nếu người bán không muốn chịu rủi ro và chi phí liên quan đến hàng hóa trong quá trình chuyên chở, người bán sẽ sử dụng các nhóm E và F. Ngược lại, nếu người mua không muốn chịu rủi ro và chi phí liên quan đến hàng hóa trong quá trình chuyên chở, người mua sẽ sử dụng nhóm D. Trong trường hợp người bán chấp nhận chịu chi phí nhưng không muốn chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa trong quá trình chuyên chở, nhóm C là thích hợp
  • Trong vận tải đường biển hoặc đường thủy, nếu hàng hóa được vận chuyển theo các tuyến tàu chợ, chi phí bốc và dỡ hàng đã được đưa vào cước phí, do đó sử dụng FAS , DAT . Còn nếu hàng được vận chuyển theo các hợp đồng thuê tàu chuyển, việc lựa chọn FAS hay FOB (hoặc DAT hay DAP) phụ thuộc vào chi phí bốc hàng (hoặc dỡ hàng) do bên nào chịu.
4. Mức độ cạnh tranh mua hoặc bán hàng hóa trên thị trường
  • Khi xuất khẩu sang những thị trường có sự cạnh tranh cao, sử dụng nhóm C hay nhóm D để chào hàng sẽ tạo ra sức cạnh tranh cao hơn so với nhóm E hay F. Và ngược lại sẽ sử dụng nhóm E và F để nhập khẩu hàng tại các thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thay vì dùng nhóm C và D c&b là gì
5. Khả năng thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm
  • Nếu người bán có khả năng thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm, nên tận dụng khả năng này bằng việc lựa chọn CIF, CIP hoặc nhóm D để bán hàng. Khi người mua có khả năng thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm, có thể tận dụng khả năng này qua việc sử dụng nhóm E, F hoặc CFR, CPT để mua hàng.
6.Xu hướng biến động cước phí /bảo hiểm trên thị trường
  • Khi dự đoán giá cước phí trên thị trường vận tải có xu hướng tăng, nên sử dụng các điều kiện theo đó quyền thuê phương tiện vận tải/mua bảo hiểm thuộc phía bên kia để tránh thiệt hại về về cước phí.
7. Tình hình chính trị, xã hội tại các khu vực trong hành trình của hàng hóa
  • Những khu vực trong hành trình mà hàng hóa được vận chuyển qua có thể có tình hình chính trị, xã hội rất phức tạp như cướp biển, bạo động, trộm cắp, nội chiến,… Trong những trường hợp đó, nên sử dụng những điều kiện mà theo đó bên kia phải chịu rủi ro trong hành trình chẳng hạn như bán theo nhóm E, F, C hoặc mua theo nhóm D.
8.Quy định về thủ tục thông quan xuất nhập khẩu tại thị trường mua hoặc bán

  • Nếu người mua thấy mình không thể thông quan xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp cho hàng hóa tại nước người bán, người mua nên sử dụng FCA ghi kèm cơ sở của người bán với điều kiện người bán chịu trách nhiệm và chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải tại cơ sở của người bán.
  • Khi việc giao hàng được thực hiện tại nơi đến, nếu người bán thấy mình không thể thông quan nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp cho hàng hóa tại nước người mua, người bán nên sử dụng DAP hoặc DAT
9. Các quy định và hướng dẫn của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu
  • Nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu có thẻ có những quy định hoặc hướng dẫn các công ty xuất nhập khẩu sử dụng các điều kiện thương mại theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành bảo hiểm và vận tải trong nước phát triển. Ví dụ nếu một nước quy định tất cả hàng hóa nhập khẩu đều phải mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm trong nước, khi đó nhà nhập khẩu của nước này buộc phải nhập khẩu hàng theo các nhóm E, F hoặc CFR, CPT để giành quyền mua bảo hiểm về mình
 

Tiến Trung

New member
Bài viết
2
Reaction score
1
Các điều khoản chủ yếu của Incoterm 2000
Nhóm E
(nơi đi)
EXW (nơi đi) - Giao tại xưởng’’
Nhóm F (Phí vận chuyển chưa trả)
FCA (cảng đi) - Giao cho người chuyên chở
FAS (cảng đi) - Giao dọc mạn tàu
FOB (cảng đi) - Giao lên tàu
Nhóm C (Phí vận chuyển đã trả)
CFR (cảng đến) - Tiền hàng và cước phí
CIF (cảng đến) - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
CPT (cảng đến) - Cước phí trả tới
CIP (cảng đến) - Cước phí và phí bảo hiểm trả tới
Nhóm D (nơi đến)
DAF (biên giới) - Giao tại biên giới
DES (cảng đến) - Giao tại tàu
DEQ (cảng đến) - Giao tại cầu cảng
DDU (điểm đến) - Giao hàng chưa nộp thuế
DDP (điểm đến) - Giao hàng đã nộp thuế
 

mây trắng

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Em thấy ở Việt Nam người ta thường áp dụng xuất FOB và nhập CIF , tại sao vậy ak
 

Thành viên trực tuyến

Top